Bối cảnh Chuyến_đi_Canossa

Chuyến đi Canossa là một cao điểm của cuộc Tranh cãi việc bổ nhiệm giáo sĩ. Trong thế kỷ 11 và 12 Hoàng đế La Mã Thần thánhGiáo hoàng tranh cãi về mối quan hệ giữa quyền lực thế tục và tâm linh, và vai trò của các nhà thờ đế quốc. Chủ yếu nó bao gồm các vấn đề về quyền phong chức, bổ nhiệm các giám mục và Tu viện trưởng trong các cơ quan nhà thờ. Những người nắm giữ các chức vụ này đồng thời thường có các chức năng cao nhất trong bộ máy nhà nước của Đế quốc.

Vạ tuyệt thông đối với Heinrich IV

Giáo hoàng Grêgôriô VII vào năm 1073 được dân chúng bầu lên, chứ không theo nghị định bầu cử giáo hoàng vào năm 1059, mà quy định giáo hoàng được bầu lên từ các hồng y. Hai năm sau việc Tranh cãi việc bổ nhiệm giáo sĩ đã lên đến cao điểm, phe đối lập chống lại Grêgôriô VII thậm chí vào ngày Giáng sinh năm 1075 đã tấn công không thành công vào giáo hoàng. Một thời gian ngắn trước đó Grêgôriô đã gửi một bức thư cảnh báo với lời lẽ mạnh bạo về "vấn đề Milan" cho Heinrich vào ngày 08 Tháng 12 1075. Ông ta trả lời trong tình hình chính trị thuận lợi vào ngày 24 tháng 1 năm 1076 tại hội đồng tôn giáo đế quốc ở Worms với một tuyên bố từ chối vâng lời của các giám mục Đức. Ông cũng đòi hỏi Giáo hoàng, người mà ông cố tình đề cập với tên rửa tội của ông là Hildebrand, hãy thoái vị.

Tại hội đồng tôn giáo Mùa Chay La Mã bức thư của vua Đức đã được đọc gây phẫn nộ với những người có mặt, và Grêgôriô VII phản ứng bằng cách rút phép thông công Heinrich. Điều này có nghĩa là một sự bất lực về tinh thần và chính trị cho nhà vua. Về mặt tinh thần, Heinrich bị từ chối được thi hành các bí tích như hôn nhân, xưng tội hoặc Tiệc Thánh. Tuy nhiên, các giáo sĩ cao cấp, các giám mục và Tu viện trưởng theo Heinrich đã không công nhận điều này vì họ đa số không chấp nhận giáo hoàng là giám mục tối cao. Đồng thời Grêgôriô VII tháo gỡ tất cả thề nguyền trung thành, kết nối thần dân Heinrich với nhà vua, vì vậy Heinrich đã bị lật đổ như là vua. Qua vạ tuyệt thông, Heinrich không mất ngay lập tức quyền lực, nhưng bị tước đoạt từng chút một như là kết quả của tình trạng bất ổn trong nước.

Hội nghị các công tước ở Trebur

Nhờ đặc thù liên bang của Đế quốc Đức giới quý tộc thế tục đã phát triển vị trí quyền lực đối với Heinrich IV vượt xa ra khỏi quyền mượn đất của mình. Một suy yếu nào của Heinrich IV theo quan điểm của họ là sự tiếp tục yếu đi của quyền lực trung ương và gia tăng quyền lợi địa phương của họ. Trong ý nghĩa này, những tranh cãi về việc bổ nhiệm cũng là một mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh trong nhiều thế kỷ dài giữa trung ương và các "lực lượng ly tâm", tức là giới quý tộc, những người đã làm việc liên tục để các thái ấp được nhà vua cho mượn tạo ra các công quốc trở thành vĩnh viễn rũ bỏ quyền bá chủ của nhà vua.

Giới quý tộc xây dựng theo thời gian, lãnh thổ mà nó thực sự chỉ được cho mượn giới hạn như một cơ sở tài chính cho chức vụ của họ, bằng cách cài đặt bộ máy quản lý quan liêu của chính mình với các bộ trưởng, thành vùng lãnh thổ triều đại và lấy mất lãnh thổ cùng với chức tước của người cho mượn, là nhà vua. Điều này có nghĩa là nhà vua mất đi quyền lực trong việc phân bổ các cơ quan nhà nước cao nhất và sự mất mát các nguồn lực tài chính và sự trung thành về mặt an ninh quân sự từ các khu vực này.

Cuộc tranh cãi việc bổ nhiệm giữa nhà vua và Giáo hoàng cho cái gọi là hệ thống Giáo hội Đế quốc ở Đức tạo cho họ cơ hội để thăng tiến rất xa về lợi ích của họ mà chỉ cần một cú đánh. Hệ thống Giáo hội Đế quốc có nghĩa là những người có học thức, sống độc thân chứ không phải giới quý tộc sẽ được bổ nhiệm vào các chức vụ nhà nước và nhà thờ cao cấp cũng như các thái ấp nhà thờ tài trợ họ.

Mặc dù vậy các công tước tại hội nghị Đế quốc ở Trebur trong tháng 10 năm 1076 đã cho vua Heinrich một thời hạn theo thường lệ vào lúc đó là một năm và một ngày để rút khỏi vạ tuyệt thông của Giáo hoàng. Cho đến ngày 02 tháng 2 năm 1077 Heinrich nên tự giải phóng mình khỏi lệnh rút phép thông công và chấp nhận sự phán xét của Giáo hoàng tại Augsburg.